Lời nhắn gửi của sempai

  • Xuelei JI

    KÝ TUYẾT LÔI
    Du học sinh đến từ Trung quốc

    Tôi đến Nhật năm 2015 khi tốt nghiệp khoa Nhật ngữ tại 1 trường đại học rồi làm việc với tư cách phiên dịch tại công ty ở Trung Quốc. Tôi đang học những kiến thức IT chuyên môn từ nền tảng tại KIC sau khi nghĩ về tương lai và quyết định dùng kiến thức IT để làm việc tại công ty Nhật.

    PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIÚP DU HỌC SINH CÓ THỂ HÀNH ĐỘNG HỢP LÝ KHI XẢY RA THIÊN TAI


    Sau khi tốt nghiệp khoa Nhật ngữ ở đại học ở Trung quốc, tôi đã có kinh nghiệm làm việc phiên dịch tại công ty. Lúc đó tôi đã dần nhận ra khả năng tiếp Nhật của tôi vẫn chưa đủ. Và vậy là tôi đã quyết định nghỉ việc ở công ty và du học sang Nhật sau khi nghĩ rằng có sự khác nhau lớn giữa việc học từ sách giáo khoa, TV với những gì có thể cảm nhận được sau khi đến Nhật. Tôi chọn KIC vì tôi nghĩ là mình nên học IT từ căn bản trong bối cảnh xã hội mà IT đang cực kỳ phát triển.

    Khi tôi hỏi thầy Tôn( một giáo sư người Trung quốc của trường), tôi đã nhận được những lời giải thích hết sức dễ hiểu. Có những kiến thức IT mà chỉ với bằng tiếng Nhật cũng không thể nào hiểu được. Cho nên việc hỏi những thắc mắc bằng tiếng Hoa khiến tôi cảm thấy an tâm nhiều lên.

    Vì đã từng có lần không biết làm thế nào động đất xảy ra ở Nhật nên tôi đang tiến hành nghiên cứu hệ thống phòng chống thiên tai có thể hỗ trợ các bạn du học sinh có thể phán đoán và hành động hợp lý khi xảy ra tình huống thiên tai. Ở KIC bạn sẽ có nhiều cơ hội soạn thảo tài liệu và phát biểu cho nên tôi nghĩ những kinh nghiệm này sẽ có ích trong quá trình xin việc. Sau tốt nghiệp, tôi đặt mục tiêu là xin việc tại Nhật với thế mạnh về khả năng tiếng Hoa và kiến thức về IT.

  • Zhibin GU

    CỐC CHÍ BÂN
    Du học sinh đến từ Trung quốc



    Đến từ Bắc Kinh, Trung Quốc. Đến Nhật sau khi học về truyền thông kỹ thuật số tại đại học ở Trung Quốc. Sau khi hoàn thành khóa học tiếng Nhật ở Kobe Denshi, tôi học tiếp lên khoa hoạt hình kỹ thuật số. Sau đó tôi quyết định chuyển mục tiêu từ nhà thiết kế hoạt họa thành kỹ sư IT, tôi đã nhập học KIC.

    GIẤC MƠ CỦA TÔI LÀ TRƠ THÀNH LẬP TRÌNH VIÊN ỨNG DỤNG WEB TẠI NHẬT.

    Ban đầu tôi đặt mục tiêu là trở thành nhà chế tác hoạt hình nên đã nhập học khoa hoạt hình kỹ thuật số ở Kobe Denshi nhưng cũng đến lúc tôi nhận ra giới hạn của mình trong năng lực vẽ tranh. Vì vậy, tôi đã quyết định nhập học KIC vì muốn nâng cao kỹ thuật trong lãnh vưc IT. Tôi đang tiến hành nghiên cứu về Web scraping có thể thu thập một cách tự động và phân tích những dữ liệu, thông tin trên web. Để có thể phát triển hệ thống thì việc trau dồi những kiến thức như ngôn ngữ C tất nhiên là rất quan trọng.

    Tuy nhiên, trước hết, việc làm rõ mục đích là phát triển hệ thống vì điểu gì là việc hết sức quan trọng. Ở KIC, điểu làm tôi thấy có sức hấp dẫn nhất là việc bạn vừa có thể học kiến thức chuyên môn về IT lẫn khả năng nhìn nhận vấn đề, mục đích thông qua những buổi giàng về phân tích, điều tra những nhu cầu trong xã hội. Giấc mơ trong tương lai của tôi là trở thành lập trình viên ứng dụng web. Ở Trung Quốc không thể dùng Facebook với Google được nên tôi sẽ xin việc tại Nhật, nơi tôi có thể phát huy những kiến thức đã học.

    Ở ngôi trường này bạn có thể mọi thứ mà bạn không biết, và có môi trường học thuận lợi đối với các bạn du học sinh. Tuy nhiên, tôi nghĩ là việc bạn chủ động trao đổi với giáo viên hay tích cực giao tiếp với bạn bè cũng là việc rất quan trọng,

     

  • NGUYEN HOANG DUC

    NGUYEN HOANG DUC

    Du học sinh đến từ Việt Nam


    Sau khi học xong IT tại Việt Nam, tôi sang Nhật để học những kỹ thuật IT tiên tiến nhất. Sau 1 năm rưỡi làm nghiên cứu sinh, tôi nhập học KIC. Mục tiêu của tôi là trở thành kỹ sư mạng và làm việc tại Nhật.

    Tôi đã học về lập trình và mạng tại trường nghề và cao đẳng ở Việt Nam. Tuy nhiên vì muốn lĩnh hội những kỹ thuật IT tiên tiến ở Nhật, tôi đã quyết định du học sang đất nước này. Ở tiết học của KIC, bạn sẽ được tham gia nhiều workshop và giải quyết vấn đề cùng với các bạn Nhật hay du học sinh từ các nước như Trung Quốc.

    Ngôn ngữ chung là tiếng Nhật cho nên tôi cũng cảm nhận được sự trau dồi vượt bậc trong khả năng tiếng Nhật của mình nhờ vào những lần thảo luận nhóm, viết báo cáo, luyện tập thuyết trình. Tôi đang tiến hành thu thập dữ liệu và thiết kế honeypot bằng Raspberry Pi, nhằm mục đích tìm hiểu xem tin tặc đã làm thế nào để điều khiển các chương trình bất chính trong lãnh vực nghiên cứu về an ninh mạng của tôi.

    Tại phòng nghiên cứu Yokoyama có các thiết bị tân tiến như máy in 3D, và có giáo sư dồi dào kinh nghiệm và kiến thức nên lúc nào cũng có thể trao đổi về nghiên cứu được. Dù nghiêm túc nhưng phòng nghiên cứu có bầu không khí tự do này rất hợp với tôi. Việc có thể trò chuyện nhiều đề tài với các bạn du học sinh đến những nơi như châu Á, châu Phi cũng là một niềm vui lớn của tôi. Bạn cũng có thể học tiếng Anh qua những cơ hội như thế này.

  • Clifford Otieno Ochieng

    CLIFFORD OTIENO OCHIENG

    Đến từ Cộng hòa Kenya

    Các bạn học sinh của phòng nghiên cứu có rất nhiều background khác nhau như sự đa dạng về văn hóa, xuất thân như châu Á bao gồm Trung Đông, châu Phi…, và về quá trình học trong các lãnh vực như kiến trúc, kế hoạch đô thị, xây dựng, công nghệ thông tin… Chính vì vậy, nhờ vào sự khác nhau về cách tư duy trong buổi thảo luận mà cách nhìn về các vấn đề của các nước đang phát triển cũng được trở nên rộng mở. Tại phòng nghiên cứu của phó giáo sư LUKUMWENDA Nsenda, chúng tôi tiến hành thảo luận theo mô hình học tập nghiên cứu hình tam giác (giáo sư→ học sinh, học sinh→ học sinh, học sinh→ giáo sư).

    Nội dung nghiên cứu của tôi là việc xúc tiến quá trình xây dựng đô thị thông minh với việc nghiên cứu về hệ thống đèn thành phố như là một phần của hệ thống không gian mạng thực-ảo. Mục đích của tôi là thông qua nghiên cứu này là tối ưu hóa những nhu cầu thực tế một cách hữu hiệu và lâu dài, nâng cao chất lượng của sống của cư dân hơn nữa qua việc định nghĩa lại vị trí của hệ thống đèn thành phố với tư cách là một phần của đô thi đang ngày càng tiến hóa và kết nối.